Nuôi trai nước ngọt lấy ngọc mô hình kinh tế tiềm năng

Tiềm năng

Nuôi trai nước ngọt lấy ngọc là một mô hình nông nghiệp mới đang dần chứng minh được hiệu quả kinh tế ưu việt. Chi phí để nuôi 1 con trai ngậm 2-3 viên ngọc từ lúc cấy ghép đến lúc lấy ngọc khá thấp. Nhưng giá bán hiện tại trên thị trường một viên ngọc trai loại trung bình có giá từ 150-300.000 đ. Ngọc đẹp có giá trung bình từ 1 đến 3 triệu và có thể cao hơn nữa.

Hiện nay ngọc trai tự nhiên ngày càng trở nên đắt đỏ và vô cùng khan hiếm. Trong khi nhu cầu về làm đep và trang sức sang trọng ngày càng tăng. Do đó công nghệ nuôi trai lấy ngọc đang phát triển vượt bậc. Cho ra các viên ngọc trai tròn đều, đẹp hoàn hảo có giá trị thương mại cao. Theo đó ngành nuôi trai nước ngọt lấy ngọc cũng tăng trưởng không ngừng, chiếm đến 70% thị phần ngọc trai hiện tại. Đây chính xác là xu hướng đầu tư mới trong ngành nông nghiệp.

Quá trình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc diễn ra trong 2 năm hoặc dài hơn tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và nguồn nước. Nó đòi hỏi người nuôi phải nắm vững quy trình kĩ thuật bao gồm các công đoạn: chuẩn bị trai cấy ghép, cấy ghép, nuôi dưỡng, nuôi vỗ, chăm sóc giám sát và thu hoạch.

Chuẩn bị trai cấy ghép

Trai cấy ghép gồm trai lấy tế bào và trai được cấy ghép chúng được lựa chọn vô cùng khắt khe. Trai lấy tế bào quyết định màu sắc của trai và tốc độ phủ ngọc. Nên chọn loài trai có lớp xà cừ đẹp như trai xanh cánh mỏng, trai đang tuổi phát triển mạnh thường là 1 năm tuổi. Trai được cấy ghép cần có sức khỏe tốt, chịu được thời tiết khắc nhiệt. Tuổi thọ cao, về các điểm này thì trai đen cánh dày đang là lựa chọn số một. Trai đen cánh dày được chọn cấy ngọc thường ở tuổi phát triển ổn định 2-2,5 năm tuổi. Cả 2 loài này đang được sử dụng phổ biến nhất trong nuôi trai nước ngọt lấy ngọc.

trai đen cánh dày
Trai đen cánh dày

Cấy ghép

Cấy ghép là công đoạn cực quan trọng trong nuôi trai nước ngọt lấy ngọc. Bởi nó quyết định đến 70% tỉ lệ thành công có ngọc, chất lượng của ngọc, màu sắc của ngọc. Về công đoạn này pearlfarm đã có bài viết rất chi tiết các bạn có thể đọc tham khảo tại đây.

Cấy ghép ngọc
Cấy ghép

Nuôi dưỡng

Trai sau cấy ghép rất nhạy cảm và yếu, nên việc chăm sóc trai nuôi dưỡng rất quan trọng. Trai sau cấy sẽ được đưa ra khu nuôi dưỡng để giám sát và chăm sóc. Bể nuôi dưỡng được xây thông thoáng, trang bị hệ thống cấp thoát nước, có mái che. Trai phải xếp đúng chiều, theo thứ tự tránh trai dịch chuyển làm nhả nhân. Nước sẽ được bơm từ ao, ngày thay nước 3-4 lần, mực nước 35-40cm. Trong vòng 7 ngày đầu thì trai sẽ chết nhiều nhất, phải bỏ trai ngay khi trai có dâu hiệu yếu chết, tránh ô nhiễm nước ảnh hưởng đến cả đàn. Sau 7 ngày nếu có dấu hiệu trai đỡ chết, cơ khép khỏe thì có thể cho trai xuống ao tiến hành nuôi vỗ.

Nuôi dưỡng
Trai đang được vệ sinh trong bể dưỡng

Nuôi vỗ

Sau khi trai đã ổn định ở giai đoạn nuôi dưỡng, sẽ tiến hành quá trình nuôi vỗ. Trong quy trình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc nuôi vỗ là giai đoạn trai phát triển mạnh về kích cỡ. Nên ở giai đoạn này yếu tố môi trường, nguồn nước và thức ăn là rất quan trọng. Mật độ cần thiết để trai sinh trưởng tốt là 5 con/m2. Nguồn nước nên có nước ra vào, gần sông, không bị ô nhiễm. Có 2 cách treo thả trai một là treo vào các bảng lưới 20-26 con/bảng. Cách 2 là thả vào lưới mắt cáo gấp đôi được gắn vào hệ thống bè nổi (như hình).

nuôi lưới ghép
Nuôi thả bè lưới kẹp

Trai được gắn cố định vào hệ thống treo và phao nổi, sẽ tự lên xuống theo mực nước. Để đảm bảo khoảng cách cố định là từ 40-50cm so với mặt nước. Về dĩnh dưỡng, cần đo lường độ tảo trong trai, nếu thiếu cần bổ sung, thừa thì giảm bớt. Về các cách tạo tảo hoặc giảm bớt có rất nhiều trên mạng hoàn toàn có thể tự học và nghiên cứu làm theo.

nuôi thả trai
Nuôi thả lưới mắt cáo trên hệ phao nổi

Chăm sóc giám sát và thu hoạch

Trong thời gian nuôi dưỡng trai nước ngọt lấy ngọc giám sát cần lưu ý các yếu tố sau để trai có thế sinh trưởng tốt

  • Nguồn nước: nên được điều hoài liên tục, tránh các yếu tố hóa học
  • Mực nước luôn được giữ ở 1,5-2m
  • Túi đựng trai phải được vệ sinh sạch sẽ định kỳ. Không để rêu, các sinh vật phù du bám vào khiến trai không sinh trưởng được
  • Nguồn thức ăn luôn được đảm bảo đủ để trai khỏe mạnh
  • Kiểm tra định kỳ phát hiện trai bệnh để kịp thời khống chế và xử lý
  • Không nuôi cùng vịt, hay có các nguồn xả thải ra ao, chỉ nên nuôi cá ở tầng đáy như trắm đen, chép,…
Thu hoạch ngọc trai

Sau 2 năm sinh trưởng từ lúc cấy ghép, nếu trai được sinh trưởng phát triển tốt thì có thể thu hoạch. Có 2 cách thu hoạch ngọc: giết trai hoặc dùng công cụ lấy. Trai sau thu hoạch sẽ được phân loại ngọc theo các chỉ tiêu. Để biết thêm về chỉ tiêu thì các bạn có thể đọc bài viết này tại đây.

Chăm sóc trai định kỳ
Chăm sóc trai định kỳ

Nuôi trai nước ngọt lấy ngọc là một lĩnh vực tiềm năng và mang lại giá trị kinh tế cao. Nhưng kỹ thuật cần nghiên cứu kỹ, hoặc nên tìm những đơn vị có chuyên môn và kỹ thuật lâu năm để học hỏi và hỗ trợ. Pearlfarm với kinh nghiệm 6 năm tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển công nghệ nuôi trai nước ngọt lấy ngọc. Chúng tôi tự tin làm các dự án lớn liên quan đến chuyển giao công nghệ, làm dự án.
Mọi vấn đề chi tiết liên quan về mô hình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc
LH: 0943397022 ( Call, Zalo )
Youtube: Link

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

2 thoughts on “Nuôi trai nước ngọt lấy ngọc mô hình kinh tế tiềm năng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *