Nuôi trai nước ngọt lấy ngọc kỹ thuật xây bể dưỡng

Tiếp tục trong chuỗi hướng dẫn kỹ thuật nuôi trai nước ngọt lấy ngọc. Ngày hôm nay PearlFarm sẽ hướng dẫn bà con cách xây dựng bể dưỡng trai đúng kỹ thuật.

Trai là loài lành tính dễ nuôi dễ chăm sóc tuy nhiên trong quá trình đầu cấy ghép trai lại rất nhạy cảm với các yếu tố như nguồn nước, vệ sinh,… Nếu không thực hiện đúng kỹ thuật chăm sóc ngay từ đầu thì hệ quả dẫn đến việc trai  chết hàng loạt là rất dễ xảy ra. Trong đó kỹ thuật xây dựng bể nuôi dưỡng là cực kỳ quan trọng. Nó tác động lớn đến kết quả việc trai sinh trưởng và phát triển có tốt hay không. Bể dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong nuôi trai nước ngọt lấy ngọc

Hệ thống bể

Một quy trình nuôi dưỡng trai trong nuôi trai nước ngọt lấy ngọc. Bao gồm trước và sau khi cấy thường cần 04 bể xây liền nhau để sử dụng và tiện thao tác, có thể xây theo thứ tự như sau. 

  1. Bể số 1: Nuôi trai trước khi cấy ( mục đích giúp trai nhả bùn )
  2. Bể số 2: Nuôi trai dưỡng tuần đầu tiên
  3. Bể số 3: Nuôi trai dưỡng tuần thứ 2
  4. Bể số 4: Nuôi trai dưỡng không có lồng

Chất liệu bể và hệ thống dẫn nước

Xây bể bằng chất liệu gạch, xi măng hoặc bằng chất liệu nhựa composits. Thiết kế bể theo hình chữ nhật 3m x 6m chiều cao từ 80 – 90 cm. Đáy bể láng nghiêng cho nước chảy vào rốn, rốn bể là nơi thoát nước ra ngoài. Nền bể nên lát gạch men hoặc xi măng đánh bóng, phẳng mịn giúp thuận tiện việc vệ sinh bể nuôi trai nước ngọt để sạch nguồn bệnh.

Hệ thống thoát nước: Được bố trí ở đáy bể, vị trí dưới rốn, sử dụng loại ống nhựa phi 90 hoặc 110, để đảm bảo thời gian thoát nước nhanh ( trong phạm vi 10 phút ).

Hệ thống cấp nước: Được bố trí theo từng bể riêng biệt, đảm bảo thời gian cấp đủ nước cho một bể không kéo dài quá 30 phút.

bể dưỡng trai lấy ngọc
Bể ươm trai

Hệ thống mái che

Hệ thống mái che: Làm mái che theo hình mái nhà hoặc hình cánh cung không lợp mái để có thể phơi bể diệt khuẩn sau mỗi lần sử dụng. Sử dụng lưới mắt nhỏ căng phía trên mái để tránh rác, dùng bạt tre nắng trong những lúc trời nắng nóng. Nên dùng lưới đen có mắt nhỏ kèm hệ thống dẫn động. Để có thể linh động che bể khi thời tiết xấu, mở khi muốn phơi bể nuôi trai nước ngọt.

Trong trường hợp không đủ diện tích xây bốn bể như hướng dẫn. Người làm có thể linh động xây 2 bể chuẩn kích thước. Một bể dưỡng trai trước cấy và 1 bể dưỡng trai sau cấy. Đối với trường hợp này phải theo dõi trai thường xuyên để phát hiện và xử lý sớm khi trai có vấn đề. 

Lưu ý trong những ngày đầu sau cấy phải liên tục thay nước một ngày 1-2 lần. Kiểm tra loại bỏ trai chết khỏi bể càng sớm càng tốt. Tránh nguồn nước bị ô nhiễm ảnh hướng đến những trai khỏe mạnh khác.

Trên đây là kỹ thuật xây bể chứa dưỡng nuôi trai nước ngọt trong giai đoạn đầu cấy ghép. Pearlfarm sẽ tiếp tục chia sẻ đến bà con các kỹ thuật nuôi cấy trai nước ngọt lấy ngọc.
Bạn có thể đọc thêm các bài viết về kỹ thuật tại đây.
Bạn có thể xem chi tiết quy trình nuôi nuôi trai nước ngọt lấy ngọc tại đây

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

One thought on “Nuôi trai nước ngọt lấy ngọc kỹ thuật xây bể dưỡng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *